Những phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay

Ngày 29/11/2019 Tác giả NGUYỄN NHẬT LINH

Bé đến tuổi ăn dặm là mẹ lại tìm hiểu về các phương pháp ăn dặm, để lựa chọn cách tốt nhất cho bé. Thế nhưng tuỳ vào thể trạng cũng như tính cách, mỗi bé sẽ phù hợp với một loại phương pháp ăn dặm khác nhau. Mời mẹ cùng tìm hiểu những ưu nhược điểm của ba phương pháp phổ biến nhất hiện nay là Ăn dặm truyền thống (ADTT), Ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) và Ăn dặm bé tự chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW) để chọn được phương pháp thích hợp nhất nhé.

Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé lúc này mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ. Thông thường khi đến gần cột mốc 6 tháng, mẹ sẽ bắt gặp được những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để bắt đầu hành trình ăn dặm của mình:

  • Số lần bé đói: Ở những tháng đầu đời cứ mỗi 2 – 3 giờ là bé lại có nhu cầu bú sữa một lần. Nhưng khi đến gần 6 tháng, bé sẽ ổn định thói quen ăn uống hơn, khoảng cách mỗi lần bé ăn sẽ thưa dần và tăng lượng thức ăn lên. Do đó, nếu mẹ phát hiện thấy bé thường xuyên đói (biểu hiện đòi bú như thường lệ khi đói), dù vừa bú xong, hoặc vẫn bú đủ và no như thường ngày nghĩa là rất có thể bé đang bắt đầu muốn ăn thêm món khác để no lâu hơn.
  • Bé mất ngủ nhiều đêm: Đến cột mốc 6 tháng, bé bắt đầu khóc đòi ăn đêm nhiều hơn. Điều này rất có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang cần bổ sung thêm thực phẩm để không bị cơn đói cản trở giấc ngủ đêm.
  • Ánh mắt của bé: Tuy là dấu hiệu không rõ ràng nhưng nếu bé luôn dõi theo mẹ mỗi khi mẹ ăn uống (nhìn miệng) thì cũng có thể là bé đã sẵn sàng ăn dặm.
  • Hợp tác với muỗng: Mẹ có thể thử xem bé sẵn sàng ăn dặm chưa bằng cách đưa muỗng gần miệng đến bé. Nếu bé cố gắng mở miệng thay vì dùng phản xạ đẩy muỗng ra, nghĩa là bé muốn ăn dặm rồi đấy mẹ ơi.
  • Miệng nhỏ luôn nhóp nhép: Chỉ cần nhìn thấy bố mẹ hay ai đó đang ăn là bé lại bắt chước động tác và nhai nhóp nhép như thể đang ăn một món ăn vô hình nào đó. Lúc này, bé đã muốn thử vài hương vị khác ngoài sữa rồi đấy!
  • Khả năng ngồi của bé đã vững: Bé đã có thể kiểm soát đầu và cổ tốt, thậm chí có thể ngồi lên ngay nếu có được sự trợ giúp từ bố mẹ.
  • Bé bỗng hóa thành chú chuột gặm nhắm: Chỉ cần đặt bất kỳ thứ gì trước mặt là bé sẽ cố gắng với lấy và cho vào miệng dù mẹ liên tục ngăn cản. Vậy nên khi thấy bé thường xuyên có hành vi này nghĩa là bé đang báo hiệu muốn được ăn dặm rồi đấy mẹ ơi. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bé có thể ăn ngay những thức ăn rắn đâu mẹ nhé!

Mẹ lưu ý rằng tuyệt đối không nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi vì có thể dẫn đến những tác hại như:

  • Khiến bé dễ chán sữa mẹ nên bú ít đi, dẫn đến tính trạng thiếu hụt các dưỡng chất, làm bé giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.
  • Bé dễ bị dị ứng thực phẩm
  • Thận và dạ dày của bé sẽ dễ bị tổn thương.
  • Bé dễ bị sặc và nghẹn.
  • Bé có nguy cơ cao bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
  • Khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu, gây khó ngủ.

3 Phương pháp ăn dặm mà mẹ cần biết

1. Phương pháp ăn dặm truyền thống (đút bằng muỗng)

Đây là phương pháp rất quen thuộc với các mẹ Việt Nam. Các bé sẽ ăn bột xay chung với thức ăn rau củ, thịt, cá nhuyễn lúc bắt đầu ăn dặm. Khi đã mọc răng, bé sẽ chuyển sang ăn cháo kèm với thức ăn xay nhuyễn. Với ăn dặm kiểu truyền thống, mẹ sẽ đút bé ăn bằng muỗng, bé chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn.

Phương pháp ăn dặm truyền thống giúp bé tăng cân khỏe mạnh 

Ăn dặm truyền thống giúp bé tăng cân khỏe mạnh

Ưu điểm:

  • Ngay từ những ngày đầu, bé đã có thể ăn số lượng nhiều nên dễ tăng cân tốt.
  • Hệ tiêu hoá của bé được bảo vệ nhờ thức ăn được xay nhuyễn
  • Thực đơn ăn dặm cho bé đơn giản, không cần chế biến cầu kỳ, không mất thời gian quá nhiều, phù hợp với những mẹ bận rộn nhờ cách chế biến đơn giản, không tốn nhiều thời gian.
  • Dễ được sự ủng hộ và chấp nhận của gia đình

Nhược điểm:

  • Ăn nhiều thức ăn nhuyễn ảnh hưởng khả năng ăn thô của bé, khiến phản xạ nhai và nuốt cho bé kém hơn.
  • Ăn một lúc nhiều nguyên liệu nên mẹ khó phát hiện được bé bị dị ứng với loại thức ăn nào.
  • Thực phẩm được trộn lẫn và xay nhuyễn làm bé gặp khó khăn trong việc phân biệt mùi vị của từng loại nguyên liệu. Vì chỉ biết một mùi tổng hợp, nên bé sẽ khó hòa nhập vào bữa cơm gia đình khi lớn lên.
  • Ăn tổng hợp nên bố mẹ khó nhận biết được chính xác đâu là thức ăn yêu thích của bé hoặc loại nào gây dị ứng cho bé.

2. Phương pháp ăn dặm tự bé chỉ huy

Đâu là phương pháp ở các nước phương Tây nơi những người mẹ thường không xay nhuyễn thực phẩm và không dùng thìa đút cho con ăn mà để bé tự ăn hoàn toàn. Với ăn dặm tự bé chỉ huy, mẹ sẽ dọn lên mâm những thực phẩm đã được chế biến sao cho dễ dàng cầm tay, bốc ăn được và đặt trước mặt bé. Nhiệm vụ của bé là tự ăn những món, mẹ chỉ là người hướng dẫn cách bé đưa thức ăn vào miệng và bảo đảm an toàn cho bé trong bữa ăn. Các đặc điểm cơ bản của việc cho bé ăn dặm theo phương pháp này:

  • Bé ngồi cùng bàn, ăn cùng lúc với cả nhà.
  • Bé sẽ tự ăn và ăn thô y như người lớn ngay từ đầu. Phương pháp này tập trung giúp bé tập nhai hơn là muốn bé ăn nhiều.
  • Bé được chuẩn bị nguyên miếng thức ăn đã được hầm mềm và sẽ tự ăn những gì bé thích bằng cách bốc và cầm nắm bằng tay.

Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy

Phương pháp này sẽ giúp bé tăng khả năng kết hợp tai và mắt vì bé phải tự ăn không để mẹ phải đút

Ưu điểm:

  • Giúp bé ăn một cách tự nhiên và phát triển nhiều kỹ năng cho bé như cách kiểm soát thức ăn hay kỹ năng nhai. Bé còn học được cách kết hợp sử dụng tay và mắt qua mỗi lần sử dụng ngón tay đưa thức ăn vào miệng.
  • Bé hoàn toàn “nắm quyền” chủ động từ việc chọn thức ăn gì trong các món mẹ nấu, ăn bao nhiêu và ăn như thế nào. Nhờ đó, bé được tự do khám phá thế giới thực phẩm đầy màu sắc, mùi vị, cũng như tìm hiểu thành phần của từng loại riêng biệt. Có thể Bé sẽ cảm thấy thích thú và có thái độ tích cực khi ăn.  
  • Bé nào học cách tự ăn từ sớm đều có xu hướng dễ dàng tham gia vào bữa ăn gia đình sớm và dùng được đa dạng thực phẩm trên bàn ăn gia đình. Hơn nữa, khi được chủ động tiếp xúc với thực phẩm thô từ sớm, bé sẽ được khuyến khích chọn lựa những món ăn lành mạnh, nhờ đó tránh được bệnh béo phì.

Nhược điểm:

  • Không chú trọng đến chất và lượng thức ăn được đưa vào cơ thể bé nên bé rất dễ bị chững hoặc sụt cân.
  • Vì ngay ban đầu bé đã phải ăn đồ cứng nên nguy cơ bị hóc đồ ăn sẽ cao hơn bình thường. Bênh cạnh đó bé có thể bị các kích ứng dạ dày – ruột gây rối loạn tiêu hóa do tiếp xúc thức ăn thô.
  • Những lần đầu, thời gian đầu làm quen ăn dặm, bé không thể tự thực hiện được kiểu ăn dặm này và gần như không ăn được gì.
  • Mẹ còn phải tốn thời gian và công sức để dọn dẹp “chiến trường” sau mỗi bữa ăn của bé.

3. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp cho bé ăn dặm ngay với cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10 chứ không quấy bột. Các loại thức ăn khác như rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp. Khi ăn, bé được đặt ngồi trên ghế như người lớn, không vừa ăn vừa chơi hay xem tivi. Nếu bé không muốn ăn, mẹ tuyệt đối không được hối thúc bé.

Ưu điểm:

  • Bé có khả năng ăn thức ăn thô sớm hơn
  • Bé làm quen tốt với mùi vị từng loại thực phẩm, không có tâm lý chán ăn.
  • Tốt cho thận của bé.
  • Tạo cho bé tâm lý thoải mái khi ăn.
  • Tạo thói quen ngồi ăn giúp bé ăn được nhiều hơn, nhanh hơn và tập trung hơn. Đồng thời, nâng cao kỹ năng tự lập cho bé.
  • Bé học được kỹ năng nhai và nuốt, điều này có thể giúp tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn trong tương lai.

Nhược điểm:

  • Mất nhiều thời gian và công sức để dạy bé ngồi, tập cho bé cầm thìa
  • Mẹ tốn nhiều thời gian để chế biến riêng biệt từng loại thức ăn trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật.

Tuy nhiên, chưa thấy y văn chính thống đề cập cũng không khuyến khích kiểu ăn dặm: “Kiểu nhật” và “Tự chỉ huy” này và cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của chúng. Vả lại, hệ tiêu hóa của bé ở giai đoạn này chưa hoàn chỉnh để điều chỉnh, phân bố men tiêu hóa thích hợp cho từng loại thức ăn riêng biệt. Sinh lý tiêu hóa là khi ăn, hệ tiêu hóa sẽ tiết ra một phức hợp các men tiêu hóa cho 4 nhóm thực phẩm cơ bản (đạm, bột đường, béo và vitamin – khoáng chất – chất xơ) Vậy nên các Mẹ nên xem phương pháp ăn dặm kiểu Nhật như là một tham khảo, đừng kỳ vọng vào nó quá nhiều nhé! 

Trên đây là những ưu nhược điểm của ba phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay. Để lựa chọn đúng phương pháp phù hợp với bé, mẹ không nên chỉ dựa vào cảm tính mà còn phải căn cứ đến thể trạng, sức khoẻ của bé cũng như thời gian của mẹ. Thêm một lưu ý với mẹ là hệ tiêu hoá của bé vẫn còn rất non nớt chỉ tiêu hoá được thức ăn loãng, do đó món bột đầy đủ dinh dưỡng, cân đối các nhóm chất như bột ăn dặm RiDIELAC của Vinamilk chính là thức ăn tốt nhất để bé bắt đầu quá trình ăn dặm. Với đa dạng vị ngọt khác nhau, RiDIELAC Gạo Sữa, Gạo trái cây, Yến Mạch Sữa giúp đa dạng khẩu vị cho bé, đồng thời giúp mẹ có thêm nhiều thời gian để chơi và chăm sóc bé. Với tình yêu của mẹ cùng sự trợ giúp của bột dinh dưỡng RiDielac, tin rằng bé của mẹ sẽ có bước chạy đà hoàn hảo cho những thành công trong tương lai.

Bình luận về sản phẩm

Tin tức

Sản phẩm hot